Ăn phải hạt chống ẩm có sao không? Nguy hiểm vô cùng
Có bao giờ bạn tự hỏi, ăn phải hạt chống ẩm có sao không, hoặc nếu chúng rơi vào các bộ phận nhạy cảm như mắt, mũi, miệng thì sẽ như thế nào? Đừng lo, hãy tìm hiểu thêm về độ nguy hiểm của chúng qua bài viết bên dưới.
1. Ăn nhầm hạt chống ẩm và cái kết
Có thể bạn chưa biết, gói hút ẩm phổ biến nhất hiện nay có chứa hạt silica gel bên trong. Silica gel thực chất không phải ở dạng keo mà là dạng hạt của Silic Dioxit (SiO2) – một hợp chất được hình thành khi Silic bị oxi hóa. Silica gel có thể hấp thụ nhiều nước, khoảng 1/3 trọng lượng của nó mà không cần phải trải qua bất kỳ phản ứng hóa học hoặc thay đổi hình dạng nào.
Mặc dù silica gel gần như vô hại, nhưng sẽ là một trải nghiệm khá khó chịu khi bạn ăn nhầm chúng. Công việc duy nhất của các chất hút ẩm nhỏ này là hấp thụ độ ẩm. Nếu bạn đổ một gói vào miệng, hơi ẩm sẽ bị đẩy ra khỏi hai bên và vòm miệng, nướu và lưỡi của bạn sẽ có cảm giác khô khốc như thiếu nước. Sau khi nhổ bỏ chất liệu này ra khỏi miệng, bạn có thể tiếp tục đối mặt với một số triệu chứng như: khô mắt, khô họng. Nếu nặng hơn, niêm mạc và khoang mũi cũng bị khô, dạ dày sẽ có cảm giác khó chịu.

2. Silica gel hút hết nước trong cơ thể chúng ta nếu ăn phải?
Vậy cần bao nhiêu gói silica gel để hấp thụ tất cả nước từ cơ thể của một ai đó?
Hãy lấy một người đàn ông nặng 95kg làm ví dụ. Chúng ta biết rằng 70 % cơ thể con người được tạo thành từ nước . 70 % của 95kg là khoảng 66,6kg.
Chúng ta cũng biết rằng silica gel có thể hấp thụ độ ẩm tương đương khoảng 40% trọng lượng của nó. Như vậy, chúng ta cần 166,69 kg để hấp thụ 66,6 kg nước. Vì một gói silica gel nặng 2,8 gram nên một người đàn ông nặng khoảng 95kg sẽ phải tiêu thụ 58.800 gói nếu muốn nó hút hết nước trong cơ thể mình.

3. Nguy hiểm vô cùng với trẻ nhỏ
Nếu không cẩn thận, những gói hạt chống ẩm nhỏ tưởng như vô hại đấy lại chứa nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Một trường hợp bé trai 8 tuổi tại Trung Quốc, do không biết nên đã nghịch túi chống ẩm với nước khiến chai nước nổ tung lên, gây bỏng mắt dẫn tới nguy cơ bị mù vĩnh viễn. Trên thực tế, đã từng xảy ra những trường hợp tượng tự, do trẻ nhỏ còn thiếu hiểu biết, chơi đùa với gói chống ẩm mà dẫn tới những tai nạn đáng tiếc.
Trong trường hợp trẻ nuốt phải hạt chống ẩm từ silica gel, cha mẹ cần bình tĩnh xử lý. Bản chất hạt silica gel trơ về mặt hóa học nên sẽ không có phản ứng với cơ thể. Tuy nhiên, do các hạt chống ẩm có đặc tính hút nước, làm khan, nên khi lỡ nuốt phải, bạn nên cho trẻ uống thêm thật nhiều nước lọc. Khi các hạt silica gel được ngậm đầy nước sẽ không tương tác với niêm mạc cơ thể và được bài tiết qua đường tiêu hóa.
Nhưng với trường hợp trẻ nhai hoặc nuốt phải hạt chống ẩm làm từ vôi bột thì có thể bị bỏng khoang miệng, loét họng tùy theo mức độ hóa chất mà trẻ tiếp xúc. Vì vậy, trong trường hợp này, cha mẹ cần cho trẻ súc miệng thật nhiều với nước sạch hoặc uống nhiều nước nhằm làm giảm nồng độ kiềm do phản ứng vôi bột gây ra. Đồng thời đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Nguy hiểm tiềm ẩn khác khi tiếp xúc với hạt chống ẩm
Hít phải bột trong các gói chống ẩm
Bên cạnh loại túi chống ẩm dạng hạt thì trên thực tế vẫn có loại túi chống ẩm dạng bột màu trắng, mịn được sử dụng. Các loại sản phẩm này sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều dạng hạt, đặc biệt nếu bao bì bên ngoài chất lượng kém, dễ xé hoặc rách khiến bột ở bên trong tung ra ngoài. Khi hít phải loại bột này, trẻ có thể bị bỏng hô hấp. Hơn nữa, bỏng do kiềm nguy hiểm hơn nhiều so với bỏng do axít vì dễ bỏng sâu và lan rộng.
Trường hợp trẻ vô tình hít phải loại bột chống ẩm này sẽ gây ra tình trạng bỏng, rát mũi, khó thở. Cha mẹ cần nhanh chóng lấy nước nhỏ mũi để rửa mũi cho trẻ. Và đồng thời cũng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám kỹ hơn, từ đó đảm bảo điều trị an toàn cho trẻ.
Hạt chống ẩm bắn vào mắt
Tai nạn hay xảy ra nhất là các hạt chống ẩm bắn vào mắt khi trẻ đùa nghịch. Tùy từng loại hạt chống ẩm mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Nhưng dù là hạt chống ẩm dạng nào thì cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến đôi mắt của trẻ. Đặc biệt, với loại chống ẩm từ vôi bột thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến giác mạc bị bỏng, sưng phù, thậm chí trẻ có thể mù vĩnh viễn.
Vì vậy, nếu không may rơi vào trường hợp này, cần hướng dẫn trẻ bình tĩnh chớp mắt, nhỏ nước muối, thậm chí chỉ là nước lã từ từ để hạt chống ẩm no nước và bong ra, tuyệt đối không được dụi mắt hay lôi vội ra sẽ dễ làm rách giác mạc mắt. Với loại túi chống ẩm là bột mịn, cha mẹ cũng sơ cứu tương tự cho trẻ trong suốt quá trình đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chuyên môn cấp cứu kịp thời, tránh hậu quả khiến mắt trẻ khó hồi phục.
5. Lời khuyên
Để bảo vệ trẻ nhỏ, tại mỗi gia đình, cha mẹ nên phân tích cho con nhận biết về hình thức bên ngoài cũng như tác hại của gói chống ẩm để các bé biết cách phân biệt, không nghịch, nuốt hay xé gói chống ẩm có trong các gói bánh, kẹo hoặc thực phẩm nói chung.
Đối với các trẻ nhỏ hơn, chúng ta cần kiểm tra kỹ các gói thực phẩm mua về, cẩn thận vứt bỏ các gói chống ẩm trước khi đưa cho trẻ gói bánh hoặc kẹo. Tuyệt đối không cho trẻ chơi hoặc tiếp xúc với chúng.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng cần quan tâm hơn nữa trong việc cảnh báo tác hại của gói chống ẩm trong các sản phẩm đồ ăn dành cho trẻ nhỏ.
Tóm lại, việc ăn một gói chống ẩm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng có thể gây chết người tức khắc, nhưng rõ ràng việc ăn gói chống ẩm là một ý tưởng tồi và không nên thực hiện. Hi vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã trả lời câu hỏi ban đầu của các bạn, ăn phải hạt chống ẩm có sao không ?
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty Cổ phần hóa chất và vật liệu điện Sài Gòn ( CEMACOSG )
VPĐD: 109 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình, TPHCM
Nhà máy sản xuất : 54/18 Đường số 21, Phường 8, Gò Vấp, TPHCM
Zalo/phone : 0868 805 479
khoaphan@cemacosg.com.vn
Website : https://cemacosg.com.vn/